Khi nghe nói đến chất làm đầy (filler), bạn sẽ nghĩ ngay đến việc cải thiện các nếp nhăn; vết chân chim và làm đôi môi trở nên căng mọng. Tuy nhiên, filler còn có tác dụng rất hữu ích trong việc cải thiện sẹo do mụn. Nhưng thực tế, phương pháp trị sẹo này không được khuyến khích sử dụng rộng rãi. Nguyên nhân vì sao, tìm hiểu cùng Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic nhé!
>>> Ưu đãi: Dịch vụ trị sẹo tại Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic công nghệ tiên tiến
Chất làm đầy là gì?
Filler được sử dụng là dạng lỏng, gel, mỡ tự thân với thành phần chính là Hyaluronic Acid (HA). Hợp này tương tự như chất tự nhiên có trong cơ thể. Chất làm đầy axit hyaluronic hoạt động giống như axit hyaluronic trong mỹ phẩm. Với khả năng giữ nước gấp 1000 lần trọng lượng của nó trong nước và mang lại hiệu ứng căng mọng.
Chất làm đầy (fillers) có thể bổ sung cho mô mềm bằng cách được tiêm vào dưới da để làm đầy các nếp nhăn trên gương mặt, khôi phục lại độ mượt mà, mịn màng và trẻ trung cho làn da. Hầu hết các chất làm đầy là tạm thời và an toàn bởi vì chúng sẽ được hấp thụ bởi cơ thể theo thời gian.
Vui lòng điền đầy dủ thông tin để ĐẶT LỊCH hoặc gọi cho Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic theo số điện thoại: 090 388 7049
Cơ chế làm đầy sẹo của filler
Khi nói đến sẹo mụn, bác sĩ da liễu Ranella Hirsch tại Cambridge so sánh những vết sẹo do mụn gây ra trên da với những vết rách trên ghế sofa.
Ranella giải thích: Một số tình trạng mụn để lại sẹo lõm. Chất làm đầy có thể giúp lấp khoảng trống đó, cải thiện làn da, giúp da trở nên mịn màng hơn. Hãy nghĩ về làn da giống như mặt ghế sofa nệm. Nếu mô bên dưới không mịn hoặc có vết thâm, thì lớp vỏ bên ngoài sẽ không láng mịn. Bằng cách sử dụng chất độn mô mềm, giống như việc bọc lại một mảng của ghế sofa. Do đó, làn da khi sử dụng filler sẽ được cải thiện rõ hơn.
Để thực hiện phương pháp tiêm chất làm đầy, các bác sĩ sẽ sử dụng một loại kim nhỏ chuyên biệt tiêm sâu vào lớp da vùng bị lõm để làm tăng thể tích vùng da, làm đầy đặn và nâng đỡ các mô dưới da giúp lớp da nhanh chóng được cải thiện, vết sẹo sẽ đầy lên và biến mất dần sau một vài ngày.
>>> Xem thêm: Bóc tách đáy sẹo
Đánh giá khả năng điều trị sẹo của filler
Nguyên nhân trực tiếp gây ra sẹo lõm là do các sợi elastin và collagen trong cấu trúc da bị đứt gãy, tổn thương và mất khả năng hồi phục khiến da hình thành các vết lõm trên bề mặt.
Thực chất, sẹo là hệ quả của quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể sau khi lớp trung bì và hạ bì bị tổn thương. Khi nghiên cứu mô bệnh học, các chuyên gia nhận thấy vùng da bị sẹo có cấu trúc khác với các vùng da thông thường ở phần hạ bì (tức lớp trong cùng của da)
Vùng da phía dưới của mỗi nốt sẹo là chân sẹo được cấu thành bởi những sợi mô liên kết. Và qua một thời gian sẹo không được điều trị, các chân sẹo này “có tuổi”, bị xơ hóa dẫn đến chai lì, ngăn chặn dòng máu đến nuôi dưỡng vùng đáy sẹo, khiến cho làn da phía trên ngày càng khô cằn, gồ ghề thiếu sức sống.
Nếu việc điều trị chỉ tác động phía trên bề mặt, mà không thực hiện phá vỡ những chân sẹo này thì thời gian đầy lên của sẹo sẽ kéo dài, đồng thời sau một thời gian điều trị, những chân sẹo này sẽ tiếp tục kéo bề mặt da lõm xuống trở lại.
Do đó, cần khẳng định:
Filler không thể mang lại hiệu quả điều trị sẹo lõm như lời đồn. Đây chỉ là thủ thuật mang tính đánh lừa cái nhìn của bạn, hiệu quả chỉ mang tính chất nhất thời, hoàn toàn không có khả năng lấp đầy sẹo, ngăn tái lõm.
Trong thực tế, những chất làm đầy sau khi được đưa vào da sẽ liên kết với nhau và lập tức làm cho vùng da bị sẹo sẽ đầy lên. Điều này làm cho rất nhiều người lầm tưởng sẹo lõm được lấp đầy, quá trình điều trị sẹo lõm đã thành công. Nhưng thực chất thì không như vậy bạn nhé.
Theo đấy, những chất làm đầy khi đã được đưa vào bên trong da sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Trong thời gian này, chúng giúp nâng cao bề mặt của da nhưng sau khi chất làm đầy tan da của bạn sẽ trở lại trạng thái bình thường. Lúc này sẹo rỗ ở trên da sẽ trở lại. Vì thế, có thể khẳng định chất làm đầy không thể nào giúp xóa bỏ sẹo lõm như lời quảng cáo.
Thời gian tồn tại của chất làm đầy trong cơ thể có thể sẽ kéo dài từ 6 – 18 tháng tùy vào thương hiệu sản phẩm, cơ địa của mỗi người hay cách chăm sóc da của chúng ta. Những chuyên gia khuyến cáo rằng bạn không nên tiêm chất làm đầy trị sẹo rỗ mà chỉ coi đó là một phương pháp thẩm mỹ nội khoa mục đích trẻ hóa toàn diện.
Đặt lịch ngay để chuyên gia của Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic tư vấn cho bạn nhé!
Vui lòng điền đầy dủ thông tin để ĐẶT LỊCH hoặc gọi cho Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic theo số điện thoại: 090 388 7049
Tiêm chất làm đầy có an toàn không?
Câu trả lời là CÓ hoặc KHÔNG! Vì sao? Bởi vì việc tiêm chất làm đầy Filler có hại hay không không phụ thuộc vào Filler mà phụ thuộc vào cơ sở, trung tâm thẩm mỹ bạn chọn có uy tín hay không.
Mặc dù Filler được đánh giá là chất khá an toàn khi đưa vào cơ thể. Nhưng những biến chứng làm đẹp hầu hết đều đến từ phương pháp này. Vậy ranh giới giữa an toàn & nguy hiểm là ở đâu?
Tiêm Filler chỉ an toàn khi được sử dụng loại Filler tốt, đủ điều kiện an toàn và quá trình thực hiện Filler phải do chính tay bác sĩ giỏi thực hiện. Và để đáp ứng những tiêu chuẩn này thì bạn nên thực hiện tại một địa chỉ uy tín, có thương hiệu lâu năm trong thẩm mỹ và được nhiều khách hàng tin tưởng.
Một số cơ sở tiêm Filler giá rẻ sẵn sàng đưa chất làm đầy không rõ nguồn gốc, kém chất lượng vào cơ thể khách hàng. Chất làm đầy khi thực hiện bơm filler không chất lượng sẽ khiến vùng da sau khi tiêm filler bị căng cứng, sưng viêm và gây đau nhức kéo dài. Hậu quả là phần mô sẹo bị biến dạng, gây dị ứng, viêm da, và rất dễ gây viêm nhiễm, nhiễm trùng
Mặt khác, nếu tay nghề chuyên viên không cao, việc tiêm Filler sai cách có thể khiến các cấu trúc da ở mô sẹo bị thay đổi. Các chất làm đầy có thể lây lan ra các vùng da bên cạnh, làm giãn cơ, mất cơ hoặc thậm chí làm gia tăng lượng mỡ để thay thế.
Nhìn chung, cách điều trị sẹo lõm bằng tiêm filler khá hiệu quả trong việc trẻ hóa da nhưng tuyệt đối không được lạm dụng. Hơn nữa hiệu quả điều trị sẹo không cao, và có thể phải phụ thuộc về lâu dài.
Tác dụng phụ khi sử dụng chất làm đầy trị sẹo rỗ
Chắc hẳn với tín đồ làm đẹp thì không ai chưa từng nghe đến việc tiêm filler, và cũng không ít tai tiếng liên quan đến cách làm đẹp này.
Tiêm filler là một thủ thuật ngoại khoa. Vì vậy, nó có chỉ định, chống chỉ định và có những nguy cơ biến chứng nhất định Biến chứng do tiêm filler có thể chia làm 2 nhóm chính
Biến chứng liên quan đến kỹ thuật tiêm
Biến chứng do kỹ thuật tiêm nặng nề nhất có thể gặp phải là tiêm vào mạch máu. Tổ chức filler có thể theo mạch máu gây tắc mạch, tắc mạch não gây nhồi máu não, tắc mạch võng mạc gây mù, tắc mạch máu ở da gây hoại tử da… Kỹ thuật tiêm không đảm bảo vô khuẩn dẫn đến nhiễm trùng tại chỗ ở vùng tiêm. Những nhiễm trùng này thường lan tỏa theo các đường chọc kim trong quá trình tiêm.
Biến chứng do sử dụng các chất làm đầy không được cấp phép.
Với nhóm thứ hai, biến chứng do tiêm các chất không được cấp phép. Những chất như silicon lỏng và các chất làm đầy không rõ nguồn gốc, không được xử lý tốt có thể ngấm vào mô, gây viêm tấy, kích ứng, nhiễm khuẩn, tạo viêm, xơ, loét… Tình trạng này có thể xuất hiện sớm hoặc muộn tùy từng bệnh nhân.
Với những người mới tiêm filler có những biểu hiện của các biến chứng sớm của tắc mạch như mất thị lực, đột quỵ hay yếu nửa người, hoại tử và nhiễm trùng vùng tiêm thường liên quan đến kỹ thuật tiêm, nên cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý cấp cứu kịp thời. Nhiều trường hợp biểu hiện các biến chứng muộn như nhiễm trùng, viêm loét, vón cục… liên quan đến kỹ thuật tiêm hoặc chất liệu làm đầy không đảm bảo, không được cấp phép, lan tỏa trong mô mềm vùng tiêm. Việc điều trị các biến chứng muộn này thường mất nhiều thời gian và để lại nhiều di chứng cả về mặt chức năng và thẩm mỹ.
Với những người đã tiêm các loại chất làm đầy không rõ nguồn gốc nhưng may mắn chưa xuất hiện các biến chứng cũng nên thăm khám định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu. Thông thường, bệnh nhân cần khám, siêu âm, đôi khi cần chụp cộng hưởng từ… để đánh giá tính chất của tổ chức tiêm vào mô, mức độ thâm nhiễm của các chất này đối với các tổ chức xung quanh. Từ đó, các bác sĩ sẽ cân nhắc việc có nên lấy bỏ chất làm đầy này hay không, tiên lượng có lấy bỏ được hết hay không và đánh giá xem cần làm gì để tái tạo lại các mô tổ chức bị viêm, thâm nhiễm…
Hoại tử và lệch cơ chính là hệ quả nghiêm trọng của tiêm chất làm đầy
>>> XEM THÊM: 10 phương pháp trị sẹo rỗ hiện nay
Phương pháp trị sẹo rỗ an toàn hiệu quả nhất hiện nay
Với hơn 8 năm điều trị sẹo chuyên sâu cùng hơn 5000 khách hàng, Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic khuyên khách hàng không nên lựa chọn phương pháp đầy mạo hiểm này. Giờ đây, những công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn, an toàn hơn đã dần thay thế và trở thành sự lựa chọn ưu tiên của số đông khách hàng. Cơ chế điều trị sẹo rỗ hiện đại ngày nay có sự tác động xâm lấn vào da nhưng tạo những tổn thương vừa đủ để kích thích cơ chế tự lành thương của cơ thể tăng sinh collagen và elastin mạnh mẽ tái tạo tế bào mới lấp đầy sẹo rỗ hiệu quả.
Trị sẹo rỗ tại HHV Clinic trợ giá còn 1899K
GIẢM 50% DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ QUY TRÌNH 4IN1 BÓC TÁCH ĐÁY SẸO + CÔNG NGHỆ VI ĐIỂM PIXEL + TẾ BÀO GỐC PHỤC HỒI + PLASMA KHÁNG KHUẨN, KHÁNG VIÊMĐăng ký ngay – Nhận ngay ưu đãi
Vui lòng điền đầy dủ thông tin để ĐẶT LỊCH hoặc gọi cho Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic theo số điện thoại: 090 388 7049
- Khoa học thẩm mỹ ngày nay đã có những bước tiến đáng ghi nhận với sự ra đời hàng loạt công nghệ thẩm mỹ hiện đại. Trong đó phải kể đến công nghệ pixel vi điểm – Phương pháp trị sẹo rỗ an toàn, nhanh chóng cho hiệu quả cao nhất tính đến thời điểm này.
- Bóc tách đáy sẹo là một thủ thuật trong điều trị sẹo rỗ, đặc biệt khuyên dùng cho các vết sẹo lâu năm, chai lì, xơ cứng. Kỹ thuật bóc tách đáy sẹo được áp dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn, Thái Lan… mang lại hiệu quả rất lớn cho những người bị sẹo rỗ nặng và lâu năm chỉ trong thời gian ngắn là hồi phục.
- Công nghệ Plasma lạnh thực sự cần thiết trong quá trình trị sẹo rỗ. Bởi vì, sau trị sẹo rỗ, bề mặt da đang có tổn thương giả, da cũng yếu và mỏng manh hơn. Tia Plasma lạnh diệt khuẩn, khử trùng bề mặt vết thương và kích thích tăng tốc làm lành thương từ đó giúp rút ngắn thời gian điều trị, giúp vết thương lành nhanh hơn, đảm bảo hiệu quả tối ưu của liệu trình điều trị. Chưa kể đến nhờ khả năng làm dịu da mà tia Plasma còn giảm đỏ, giảm sưng, giảm nóng ( nếu có) một cách triệt để.
- PRP là phương pháp sử dụng một lượng nhỏ máu của chính khách hàng để chiết tách thành huyết tương với khối lượng tiểu cầu lớn (gấp 3 – 4 lần số lượng thường có trong máu). Sử dụng huyết tương này để tiêm vào các vùng trên da. Sau khi được tiêm vào, huyết tương giàu tiểu cầu sẽ giúp tái tạo làn làn da, làm mới các tế bào, làm vết thương mau lành và tăng sức đề kháng cho da dày khỏe.
Đã không ít người thất vọng trước sự hiệu quả là chất làm đầy đem lại khi điều trị sẹo rỗ. Không ai muốn điều trị sẹo rỗ một cách tạm thời, rồi thời gian sau đó lại tiếp tục sống chung với sẹo, cũng không ai muốn lệ thuộc vào chất làm đầy bơm vào cơ thể suốt thời gian dài. Vì vậy, hãy tỉnh táo và tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn phương pháp trị sẹo hiệu quả nhé!
Trị sẹo rỗ tại HHV Clinic trợ giá còn 1899K
GIẢM 50% DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ QUY TRÌNH 4IN1 BÓC TÁCH ĐÁY SẸO + CÔNG NGHỆ VI ĐIỂM PIXEL + TẾ BÀO GỐC PHỤC HỒI + PLASMA KHÁNG KHUẨN, KHÁNG VIÊMĐăng ký ngay – Nhận ngay ưu đãi
Vui lòng điền đầy dủ thông tin để ĐẶT LỊCH hoặc gọi cho Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic theo số điện thoại: 090 388 7049
Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic – Trung tâm điều trị mụn – sẹo số 1 tại Hồ Chí Minh
– Địa chỉ: 353C Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Tân Bình, TPHCM.
– Hotline : 090.388.7049 – 096.946.2327
– Facebook : https://www.facebook.com/phongkhamdalieuhhv/
– Youtube: https://www.youtube.com/phongkhamdalieuhhvclinic
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: >>> Kết quả trị sẹo tại Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic. >>> Bảng giá trị sẹo rỗ mới nhất tại Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic 2022 >>> Trị sẹo bằng công nghệ Pixel Master - Bảo hành vĩnh viễn >>> Lăn kim trị sẹo rỗ >>> TCA peel trị sẹo >>> PRP huyết tương trị sẹo có hiệu quả không? >>> Dịch vụ chăm sóc da tại Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic. >>> Điều trị dứt điểm thâm mụn hiệu quả sau lần đầu tiên. >>> Trị tàn nhang, đốm nâu với liệu trình y khoa.