Theo thống kê, có đến hơn 50% phụ nữ Việt bị nám da khi bước vào độ tuổi 30 và có đến 60% trong số đó điều trị không đúng cách gây nên nhiều biến chứng như viêm đỏ da, sưng ngứa, tăng hoặc mất sắc tố vĩnh viễn, kích ứng, nổi mụn, để lại sẹo… Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến việc điều trị nám không đạt hiệu quả thậm chí để lại hệ lụy nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Dịch vụ điều trị nám hiệu quả với công nghệ y khoa hiện đại.
ĐIỀU TRỊ NÁM – DỤC TỐC BẤT ĐẠT
Nám da là hiện tượng xuất hiện các mảng, đốm nâu hoặc nâu đen trên bề mặt da, gây tình trạng không đồng đều màu, kém thẩm mỹ. Điều này khiến các chị em phụ nữ luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Cũng chính vì vậy, nhiều người nôn nóng đạt được kết quả nhanh chóng nhất nên đã không ngần ngại thử các sản phẩm điều trị nám tràn lan trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Nổi trội hơn cả trong thời gian qua phải kể đến hai dòng sản phẩm có khả năng trị nám siêu cấp tốc:
- Rượu thuốc: Chứa hàm lượng cồn rất lớn, khi đắp trực tiếp lên da mặt sẽ ngay lập tức bào mòn lớp màng bảo vệ ngoài cùng, khiến da trông đẹp ảo, thực chất đang mỏng yếu dần, dễ bắt nắng, gây nám nặng hơn.
- Kem trộn/kem lột: Thành phần chính là corticoid, một chất có khả năng kháng viêm tốt, được dùng trong điều trị mụn, nhưng khi sử dụng với nồng độ quá cao sẽ gây ra các tác dụng phụ như lột tẩy, bong tróc, khiến da trắng bệch. Ngay khi ngưng sử dụng da lập tức trở lại trạng thái ban đầu, thậm chí nám đậm màu và lan rộng hơn. Sử dụng thời gian dài, da mỏng, ăn nắng, kích ứng, nổi mẩn ngứa, lộ rõ mạch máu dưới da.
Theo chuyên gia Đỗ Thu Hiền – Nhà sáng lập Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic cho biết: “Việc điều trị nám da không thể một sớm một chiều. Quá trình điều trị nám có thể kéo dài từ 4 tháng – 1 năm. Đặc biệt đối với các tình trạng nám chân sâu lâu năm, nền da mỏng yếu do đã áp dụng công nghệ cao nhiều lần, đòi hỏi một phác đồ chuyên biệt trong 1-1.5 năm. Thời gian giãn cách giữa các buổi điều trị là 3-4 tuần. Rất nhiều khách hàng đến thăm khám và được chỉ định phác đồ điều trị chi tiết, tuy nhiên, họ chỉ theo khoảng 1 tháng, cảm thấy chưa khỏi nám liền từ bỏ.”
Điều trị nám là cả một quá trình, cần kiên trì thực hiện từng bước theo đúng phác đồ chỉ định của bác sĩ da liễu, tránh tâm lý nóng vội. Trước tiên cần khẳng định rằng, không có bất cứ loại mỹ phẩm thoa ngoài da nào có khả năng triệt tiêu tận gốc chân nám, đặc biệt đối với nám nội tiết.
Tùy theo từng nguyên nhân gây nám, khách hàng sẽ được hướng dẫn biện pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, laser đang là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong việc điều trị nám, tàn nhang, đốm nâu. Tuy nhiên đó không phải là phương pháp duy nhất. Để đạt được hiệu quả tối đa cần kết hợp đa phương pháp trong cùng một phác đồ (laser, phi kim, thuốc thoa, thuốc uống,…), đồng thời giải quyết triệt để các yếu tố nguy cơ. Ví dụ như nám da do rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormone khi dùng các biện pháp tránh thai, trước tiên khách hàng cần gặp bác sĩ chuyên khoa để thay đổi phương thức tránh thai phù hợp. Nếu đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì việc điều trị cần kết hợp thêm với các sản phẩm bảo vệ da.
>>> Xem thêm: Nám da do rối loạn nội tiết có thể trị dứt điểm không?
Thông thường, phác đồ điều trị nám khoa học cần đủ 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Phục hồi hàng rào bảo vệ da, nhằm che chở các tế bào melanocyte trước tác hại từ ánh nắng mặt trời, từ đó ngăn ngừa nám đậm màu và lây lan. (Tại HHV Clinic, khách hàng thường được áp dụng công nghệ điện di tinh chất phục hồi/collagen)
- Giai đoạn 2: Điều trị chuyên sâu, xóa các đốm, mảng nám hiện hữu trên bề mặt da, đưa các hoạt động của các tế bào melanoctyte trở về trạng thái bình thường. (Tại HHV Clinic, khách hàng thường được áp dụng công nghệ laser hoặc phi kim siêu vi điểm).
- Giai đoạn 3: Chế độ chăm sóc kết hợp tại nhà bằng thuốc uống và thuốc thoa nhằm ngăn chặn các yếu tố nguy cơ, đồng thời nâng cấp hệ miễn dịch tự nhiên của da, ức chế sự phát triển của hắc sắc tố melanin, tránh nám mới hình thành.
Điều đó đồng nghĩa, nếu khách hàng bỏ ngang liệu trình hoặc vì quá nôn nóng liên tục chuyển đổi các phương pháp trị nám, dẫn đến việc da chưa được phục hồi, không đủ khỏe mạnh, nám sẽ nhanh chóng tái phát.
LỰA CHỌN LASER KÉM CHẤT LƯỢNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ NÁM
Có thể thấy thị trường thẩm mỹ ngày càng phát triển, các cơ sở làm đẹp mọc lên như nấm và hiển nhiên không phải địa chỉ nào cũng thật sự chất lượng. Những thiết bị điều trị nám công nghệ cao như laser luôn là một con dao hai lưỡi. Nó có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng, duy trì bền vững, tuy nhiên, nếu chọn nhầm các cơ sở sử dụng loại laser dỏm thì hệ lụy sẽ vô cùng nguy hiểm, đặc biệt đối với laser xâm lấn.
Đáng báo động, một số cơ sở làm đẹp vì tiết kiệm chi phí hoặc không tìm hiểu chính xác đã sử dụng một loại laser cho nhiều vấn đề da khác nhau. Ví dụ dùng laser bóc tách, laser xóa xăm để trị nám. Mức độ xâm lấn quá sâu của các loại laser này gây tổn thương nghiêm trọng cho làn da. Các biến chứng thường gặp do điều trị nám bằng laser kém chất lượng như: bỏng da, teo da, giãn mao mạch, phát ban trứng da, mất sắc tố, tạo sẹo, nhiễm trùng, đỏ da kéo dài.
Hơn thế nữa, việc sử dụng laser trong điều trị da liễu đòi hỏi một quy trình khắt khe và được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn về y khoa nhằm điều chỉnh chính xác các tần số, năng lượng, bước sóng laser phù hợp với từng tình trạng da, vùng da. Thao tác không chuẩn xác ở mức độ nhẹ nhất có thể gây sạm đen da và ở mức độ nặng sẽ để lại sẹo rỗ, mất sắc tố, biến những vùng da nám thành các đốm trắng bệch gây mất thẩm mỹ.
NHẬN BIẾT LASER TRỊ NÁM KHÔNG PHÙ HỢP
Hiện nay, các loại laser trị nám được chỉ định là laser không bóc tách, không xâm lấn. Do đó nếu trong quá trình điều trị, khách hàng bị chảy máu và sau điều trị, làn da có các dấu hiệu như đóng mài dày từng mảng dày, thì đó là dấu hiệu cho thấy, cơ sở đang áp dụng loại laser xâm lấn để điều trị nám.
Đối với các loại laser trị nám chất lượng, da sẽ có hiện tượng châm chích trong quá trình điều trị và ửng đỏ nhẹ sau điều trị. Tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng 6-8 tiếng tùy cơ địa. Đối với những khách hàng da bị sưng đỏ quá lâu hoặc có các biểu hiện bất thường như nóng rát, chảy dịch mủ thì khả năng cao đã trở thành nạn nhân của laser kém chất lượng.
CHĂM SÓC DA SAU ĐIỀU TRỊ NÁM BẰNG LASER
Không chỉ riêng laser, đối với làn da sau khi điều trị nám bằng các công nghệ cao khác như phi kim, lăn kim, peel da, đều cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Việc chủ quan không che chắn hoặc không kết hợp với các sản phẩm thoa, uống phù hợp sẽ khiến nám tái phát hoặc lây lan trên diện rộng.
Laser trị nám theo cơ chế sử dụng năng lượng ánh sáng tác động đến các tầng biểu bì da, nơi có nám trú ngụ để phá hủy các hắc sắc tố melanin thành những hạt phân tử nhỏ li ti, đào thải dần qua hệ bài tiết. Sau khi điều trị, các tế bào hắc tố melanin bị phân rã để làm mờ các đốm, mảng nám, đồng thời sản sinh collagen giúp tái tạo lớp da mới. Đây là thời điểm da đang tái cấu trúc nên rất mỏng yếu, nhạy cảm với nhiệt độ và ánh nắng mặt trời.
- Sau khoảng 5-7 ngày, da có hiện tượng đóng lớp vảy mỏng, lên da non, tái tạo tế bào mới, khách hàng cần hạn chế tiếp xúc với nước, không tạt nước trực tiếp để rửa mặt mà chỉ dùng bông gạc thấm nước, dặm nhẹ nhàng lên da. Việc này sẽ tránh hiện tượng vảy bong quá sớm gây tình trạng thâm.
- Khách hàng sẽ không được sử dụng kem chống nắng trực tiếp lên da. Thay vào đó có thể bảo vệ da bằng cách bổ sung viên uống chống nắng, kết hợp che chắn kỹ lưỡng bằng áo, khăn, nón rộng vành, khẩu trang. Tốt nhất, nên hạn chế di chuyển ngoài trời nắng nóng vào các khung giờ cao điểm.
- Sau khoảng 10 ngày (khi da đã bong vết vảy), khách hàng có thể thoa các loại kem chống nắng theo chỉ định của bác sĩ hoặc nếu tự mua bên ngoài hãy ưu tiên các sản phẩm chống nắng vật lý có chỉ số SPF từ 30, PA+++ và thoa kem 20 phút trước khi ra ngoài.
- Nếu trong danh sách các sản phẩm bạn đang sử dụng có những thành phần acid mạnh như BHA, AHA, Retinol, cồn thì hãy nhanh chóng loại trừ nhé! Hãy thoa thuốc đặc trị và kem dưỡng ẩm theo đúng phác đồ nhằm đẩy nhanh thời gian phục hồi, tái cấu trúc da. Những sản phẩm phù hợp cho da phải kể đến Hyaluronic acid, B5, Glycerin, B3, Vitamin E, Peptide, tế bào gốc.
- Một số lưu ý khác: Không chạm tay lên các vùng da vừa điều trị laser, không cạy vảy, không makeup cho đến khi vảy bong hết.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG KHOA HỌC
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp quá trình điều trị nám đạt được hiệu quả nhanh chóng và tối ưu nhất.
Những thực phẩm nên kiêng
- Thịt bò: chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như sắt, protein, vitamin B6, B12, kẽm, kali, khoáng chất carnitine và dầu thực vật,… rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, lượng protein trong thịt bò quá lớn, sẽ kích thích tăng sinh hắc tố melanin trên da, khiến các vết thương tại vùng điều trị laser trở nên sậm màu, hình thành thâm.
- Thịt gà: cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất có lợi như protein, photpho, khoáng chất selenium, tryptophan, các loại vitamin A, B,… Thế nhưng loại thực phẩm này lại cần phải hạn chế sau khi điều trị laser để tránh vết thương lâu lành và tình trạng ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu.
- Hải sản: Những thành phần trong hải sản như acid béo Omega 3, vitamin A, B, D, protein, sắt, kẽm, canxi giúp hệ tim mạch và xương phát triển. Vậy nhưng đối với các vết thương hở thì bạn nên hạn chế. Đặc biệt nhóm hải sản có vị tanh như tôm, cua, ghẹ, sò, ốc, ngao, dễ gây loét da, mưng mủ, ngứa.
- Rau muống: Chỉ nên ăn rau muống khi da đã tái tạo hoàn toàn. Rau muống có khả năng kích thích tăng sinh collagen nhiều, gây sẹo xấu, khiến vùng da non mới hình thành bị ngứa.
- Đồ nếp: Những loại thực phẩm này có tính ôn ấm nên khi ăn khiến cơ thể bị nóng, dẫn đến vết thương lâu lành. Đối với những trường hợp không may sử dụng nhầm laser kém chất lượng, tạo ra các vết thương hở sâu thì đồ nếp có thể khiến các vết thương này sưng phồng, mưng mủ.
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: Vốn dĩ luôn nằm trong danh sách khuyến cáo nên hạn chế sử dụng. Đặc biệt đối với các khách hàng sau khi làm laser càng nên tránh xa vì chúng khiến vết thương trên da chậm phục hồi, thậm chí gây mụn, viêm nhiễm.
- Các thức uống có cồn, nước ngọt có ga, chất kích thích sẽ khiến da nhanh mất nước, làm suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên của da.
Những thực phẩm nên tăng cường bổ sung
- Thực phẩm giàu đạm: thịt heo và đậu đóng vai trò kích thích tái tạo da, giúp vết thương nhanh lành.
- Trái cây giàu vitamin B, C: như quýt, cam, dâu tây, bưởi,… có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, đồng thời ức chế sự phát triển của hắc sắc tố melanin, từ đó ngăn ngừa nám tái phát.
- Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: cá hồi, gan động vật, nấm,… giúp chống nhiễm trùng, ngăn ngừa hình thành sẹo thâm.
- Nghệ: Thành phần chính là curcumin – chất chống oxy hóa rất tốt. Nghệ hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành thương, kích thích tái tạo tế bào mới. Việc đưa nghệ vào thực đơn dinh dưỡng có thể giúp phục hồi da nhanh chóng sau điều trị laser.
KHÔNG PHẢI MỌI LOẠI NÁM ĐỀU CÙNG MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Như đã phân tích ở trên, nám da hình thành do nhiều nguyên nhân và vì vậy cũng có rất nhiều phương pháp điều trị. Việc lựa chọn sai phương pháp chẳng những khiến tình trạng nám không thuyên giảm mà ngày càng đậm màu, lan rộng hơn, thậm chí dẫn đến tình trạng tăng hoặc mất sắc tố vĩnh viễn.
Nám chân sâu cần sử dụng các loại laser với mức năng lượng 1064nm, xuyên qua lớp biểu bì, phá vỡ sắc tố thành các mảnh nhỏ li ti và đào thải ra ngoài qua cơ chế tự nhiên chứ không gây bong tróc biểu bì. Ngoài ra, đối với tình trạng nám chân sâu lâu năm và phân bố trên diện tích rộng, có thể áp dụng công nghệ phi kim siêu vi điểm. Nám chân sâu cần điều trị ít nhất 8-10 buổi mới có thể đạt được hiệu quả tối đa. Nám chân sâu chủ yếu hình thành do sự rối loạn nội tiết tố. Vì vậy bên cạnh việc áp dụng công nghệ laser, khách hàng cần phải kết hợp thêm việc ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ như cân bằng nội tiết tố, điều chỉnh chế độ sinh hoạt.
Nám mảng đa phần do tác hại từ ánh nắng mặt trời, ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc trước tiên trong hành trình điều trị nám mảng là bảo vệ da trước những tác nhân này. Mức năng lượng laser cần thiết cho nám mảng là 532nm, chỉ tác động đến tầng thượng bì da để phá vỡ các hắc sắc tố. Tiêu chí quan trọng nhất trong việc điều trị là phải vừa giải quyết các mảng nám hiện hữu trên bề mặt da, vừa nâng cao sức khỏe làn da nhằm cải thiện hàng rào bảo vệ da, chống lại các tác nhân bên ngoài, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Để biết chính xác phác đồ điều trị cụ thể đối với tình trạng nám da của mình, khách hàng có thể đến trực tiếp Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM >>> Phân biệt nám, tàn nhang, đốm nâu >>> 5 công thức trị nám hiệu quả tại nhà >>> Peel da trị nám có tốt và hiệu quả không? >>> Laser Toning trong điều trị nám. >>> Trị nám bằng Laser có tốt không? >>> Dịch vụ trị tàn nhang, đốm nâu tại HHV Clinic. >>> Dịch vụ trị mụn không hết hoàn tiền ngay >>> Dịch vụ trị thâm mụn nặng hiệu quả 90% sau lần đầu tiên.