Thời điểm sau khi điều trị sẹo rỗ cũng là lúc da mỏng manh, dễ tổn thương, nhất là khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Nhằm để bảo vệ làn da và giúp đạt hiệu quả tối đa sau khi điều trị sẹo rỗ, khách hàng cần có biện pháp chống nắng đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết nhất.
>>> Xem thêm: Dịch vụ trị sẹo hiệu quả ngay lần đầu tiên với công nghệ y khoa hiện đại.
Nội dung bài viết
TÁC HẠI ĐÁNG SỢ CỦA ÁNH NẮNG VỚI LÀN DA
Nghiên cứu năm 2010, tại Anh có đến 12.818 người mắc chứng Melanoma (ung thư tế bào hắc tố), trong đó nữ chiếm 52% và nam chiếm 48%. Con số này cho thấy tác hại ghê gớm của ánh nắng lên làn da của con người khi thiếu nhận thức về tầm nguy hại của thứ tưởng chừng như vô hại tồn tại xung quanh chúng ta.

Tia cực tím chứa 3 loại tia có hại cho da bao gồm: UVA, UVB và UVC. Hơn 95% tia cực tím xuống tới mặt đất là UVA. Chỉ một phần nhỏ là UVB vì khi đi qua tầng ozone, UVB đã bị lọc bớt. UVC bị ngăn cản toàn bộ.
UVA (400-320 nm) là tia có bước sóng dài, thâm nhập sâu vào trong da tới tận lớp bì. Khi tia này xuyên qua da sẽ làm hư hại lớp đáy của biểu bì, tăng sản sinh sắc tố melanin (gây thâm, nám, sạm, tàn nhang), làm biến tính các collagen và elastin, gây nên nếp nhăn đồng thời phá hủy các tế bào langerhans gây suy giảm miễn dịch của da.
Điều này lý giải cho nguyên do khi đi ngoài trời không che chắn, chống nắng da sẽ xuất hiện các vết thâm, tàn nhang hoặc nám trên da đậm màu hơn hẳn khi chúng ta ở trong nơi ít ánh sáng. Cũng bởi bước sóng dài nên UVA có thể xuyên qua mọi chất liệu (kể cả là bê tông, kính), bởi vậy dù bạn ở trong nhà thì vẫn có UVA tác động vào da.
UVB (320 – 280 nm) còn gọi là tia có bước sóng trung bình, có tính gây tổn thương da, gây hiện tượng đỏ rát, bỏng da và cháy nắng. Nếu thời gian tiếp xúc với tia UVB nhiều sẽ khiến da bị sưng phù, lâu hơn có thể làm cơ thể bị đau nhức. Khi ra ngoài trời nắng, một vài người dễ bị sốt là do tia UVB gây ra. Tác động của tia UVB đến da mạnh so với UVA, là nguyên nhân gây tổn thương da, ung thư da và tổn thương mắt. Tuy nhiên, tia này chỉ tác động lên da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

UVC (có bước sóng ngắn hơn 280nm), gọi là sóng ngắn, có thể gây ung thư da.
Theo hiệp hội Ung thư tại Mỹ: bê tông, cửa kính (kể cả kính có màu cũng chỉ giúp chống lại khoảng 3.8% tia UV) chỉ giúp bạn bảo vệ da khỏi tia UVB nhưng lại để khoảng 62.8% tia UVA. Bên cạnh đó, một vật dụng quen thuộc là bóng đèn huỳnh quang cũng phát ra một lượng nhỏ tia UV.
Vì thế, chống nắng do da là vô cùng cần thiết, đặc biệt là sau khi điều trị sẹo rỗ.
>>> Xem Thêm: Làm thế nào để hết sẹo? Câu hỏi khó đã có lời giải
VÌ SAO PHẢI CHỐNG NẮNG ĐÚNG CÁCH SAU ĐIỀU TRỊ SẸO RỖ?
Sau khi điều trị sẹo rỗ bằng laser, làn da trở nên mỏng manh, nhạy cảm hơn bao giờ hết. Nếu không tuân thủ các biện pháp chăm sóc mà tiêu biểu là chống nắng đúng cách da sẽ bị tác động trực tiếp bởi các tia bức xạ dễ dẫn đến các tình trạng thâm, nám, sạm da, làm giảm hiệu quả điều trị.
Hướng dẫn chống nắng đúng cách sau điều trị sẹo rỗ
- Sau khi điều trị 2-3 ngày nên tránh nắng hoàn toàn và không đi ra đường vào ban ngày. Việc này giúp hạn chế sử dụng các sản phẩm không cần thiết lên da khi da đang trong thời gian nhạy cảm.
- Dùng viên uống chống nắng cho 3-5 ngày đầu ngay sau khi điều trị: da đang có thời gian hồi phục, dùng kem chống nắng ngay sau đó làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
- Sử dụng sản phẩm chống nắng thường xuyên để hạn chế những ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời lên da. Tốt nhất bạn hãy lựa chọn cho mình những loại chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30, và PA++ để chống tia UVA, UVB có trong ánh nắng mặt trời. Để kem chống nắng có thể phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ, bạn nên dùng 30 phút trước khi ra ngoài, và cách 2 – 3 giờ bôi lại 1 lần.

- Sử dụng kem chống nắng nên tẩy trang trước khi đi ngủ. Đừng nghĩ rằng kem chống nắng không cần tẩy trang, đó là một quan niệm sai lầm. Nếu không tẩy trang dẫn đến lỗ chân lông trên da sẽ bị bít tắc từ đó làm giãn nở lỗ chân lông, chưa kể đến việc lỗ chân lông tiết ra bã nhờn nhiều hơn mức cần thiết. Như vậy, nguy cơ da bị nổi mụn, hình thành sẹo mới là rất cao.
- Chống nắng kể cả không ra ngoài. Ngay cả khi ở trong nhà da của bạn vẫn bị tác động bởi tia UV, do đó theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu hãy sử dụng sản phẩm chống nắng dù là khi ở trong nhà, văn phòng làm việc là hoàn toàn cần thiết. Đặc biệt là trong quá trình phục hồi sau điều trị sẹo rỗ, da bạn đang rất non nớt và dễ bị tác động.
Vui lòng điền đầy dủ thông tin để ĐẶT LỊCH hoặc gọi cho Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic theo số điện thoại: 090 388 7049
NHỮNG DÒNG CHỐNG NẮNG HỖ TRỢ SAU ĐIỀU TRỊ SẸO RỖ NÊN BIẾT
Kem chống nắng vật lý
- Thường gồm các thành phần titanium dioxide và zinc oxide.
- Tên gọi là Sunblock.
- Ưu điểm: Tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần đợi một khoảng thời như kem chống nắng hóa học. Ít gây kích ứng cho da, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm và cả da em bé. Kem chống nắng vật lý tạo thành lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài.
- Nhược điểm: Chất kem dày, đặc nên dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông dẫn tới mụn, da đổ dầu gây tối và sạm màu da. Kem chống nắng dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi. Do đó, khi phải hoạt động ngoài trời nhiều hoặc phải tiếp xúc với nước, kem chống nắng vật lý sẽ không phù hợp. Ngoài ra, kem chống nắng vật lý thường tạo một lớp màu trắng trên da, không tiệp màu da dẫn đến khó tiệp màu với lớp nền trang điểm.

Kem chống nắng hóa học
- Gồm các chất hữu cơ như sau: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…
- Hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da.
- Tên gọi là Sunscreen.
- Ưu điểm: Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít, ít gây bít tắc lỗ chân lông, không để lại vệt trắng bệch trên da, dễ thấm vào da và không làm da bị bóng dầu, lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý, có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau và có cả loại có khả năng kháng nước, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng, dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót trang điểm.
- Nhược điểm: Các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, đặc biệt với người có làn da nhạy cảm, kém bền vững do đó sau 2 tiếng phải bôi lại. Sau khi bôi phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da và có tác dụng trước khi ra nắng. Da dầu sử dụng kem chống nắng hóa học dễ bị nổi mụn.
Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học sau điều trị sẹo rỗ ?
Sau điều trị sẹo, khách hàng có thể dùng bất kỳ loại kem chống nắng nào cũng được. Tuy nhiên hãy lựa chọn cho mình những loại kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30, và PA++ để chống tia UVA, UVB có trong ánh nắng mặt trời. Thời gian dùng kem chống nắng là từ 5-7 ngày sau khi điều trị sẹo rỗ hoặc theo chỉ định của bác sĩ tùy tình trạng da.

Viên uống chống nắng
Đây là loại thực phẩm chức năng có tác dụng giúp cơ thể tạo một hàng rào bảo vệ tự phản kháng lại với ánh nắng. Ngay sau khi điều trị sẹo rỗ và 3-5 ngày tiếp đó hãy dùng viên chống nắng thay cho kem chống nắng kể cả ở trong nhà.
Hầu hết các loại viên uống chống nắng đều có chiết xuất từ cây họ dương xỉ hoặc một số chất chống oxy hóa như lựu, trà xanh, hoa hướng dương, vitamin E… Các thành phần thực vật này có tác dụng chống viêm, tăng cường bảo vệ da tránh khỏi tác động của tia UV. Ngoài ra, viên uống chống nắng còn hạn chế sự thay đổi của quá trình oxy hóa, giảm sự phân hủy collagen và elastin, bổ trợ rất nhiều cho da sau khi điều trị sẹo rỗ.

Để chống nắng tốt nhất nên kết hợp giữa các sản phẩm bôi thoa và viên uống. Bởi lẽ, các viên uống sẽ hoạt động sửa chữa, tăng cường bảo vệ từ bên trong cơ thể. Trong khi đó, các sản phẩm bôi ngoài da sẽ hoạt động tương tự nhưng ở bên ngoài da. Cộng hưởng từ hiệu ứng trong uống ngoài thoa, bạn sẽ đạt được kết quả điều trị mỹ mãn nhất và nhanh nhất.
Ngoài ra đừng quên sử dụng những vật dụng như kính mát, khẩu trang, áo khoác… để che chắn thêm cho vết sẹo rỗ mỗi khi ra ngoài nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
>> Xem Thêm: Những sai lầm dễ mắc phải khi điều trị sẹo rỗ
NGOÀI CHỐNG NẮNG, HÃY KẾT HỢP CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, NGỦ NGHỈ KHOA HỌC SAU ĐIỀU TRỊ SẸO RỖ
Bên cạnh những lưu ý về chống nắng thì người sau điều trị sẹo rỗ nên kết hợp chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt hợp lí. Để có một quá trình phục hồi sẹo hiệu quả thì cơ thể phải được chăm sóc và nuôi dưỡng đầy đủ từ bên ngoài lẫn bên trong. Vậy nên, sau quá trình điều trị sẹo rỗ cần:
- Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, tránh thức khuya nhiều. Để cơ thể hồi phục nhanh hơn tốt nhất là nên ngủ trước 23 giờ.
- Uống nhiều nước, ít nhất là 1.5 -2 lít nước mỗi ngày.
- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress hay mệt mỏi.

- Hạn chế ăn những thực phẩm ngọt, cay, nóng.
- Bổ sung dinh dưỡng từ rau củ, trái cây tươi.
- Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá.
- Thường xuyên vận động để cơ thể tăng cường trao đổi chất, tái tạo các tế bào.
>> Xem Thêm: Hướng dẫn chăm sóc da đúng cách sau điều trị sẹo rỗ
TỔNG KẾT: HI vọng rằng, qua bài viết trên đây bạn sẽ nhận ra được tầm quan trọng của việc chống nắng cho da sau quá trình điều trị sẹo rỗ, tránh vô tình làm cho vết sẹo càng thêm nặng và khó chữa trị hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: >>> Kết quả điều trị sẹo hiệu quả với công nghệ cao tại Spa. >>> Peel da trị sẹo có hiệu quả không? >>> Các lưu ý khi dùng tế bào gốc trị sẹo rỗ. >>> Trị sẹo hết bao nhiêu tiền? Bảng giá trị sẹo 2022. >>> Điều trị mụn chuẩn y khoa không hết không lấy tiền. >>> Trị mụn tận gốc với công nghệ pixel. >>> Điều trị nám hiệu quả ngay lần đầu tiên. >>> Các dịch vụ chăm sóc da điều trị da tại Phòng Khám Da Liễu HHV Clinic.